Đặc sắc phong tục sinh nhật một lần trong đời của người Rơ Ngao Kon Tum

Thứ năm - 19/05/2016 06:12
Theo phong tục của người Rơ Ngao, tổ chức lễ sinh nhật không phải để kỉ niệm ngày mình được chào đời theo lẽ thông thường, mà là sự thể hiện tình thương của cha mẹ đối với con cái. Có lẽ vậy, những đứa con người Rơ Ngao chỉ được biết đến sinh nhật của mình một lần duy nhất trong đời.
Sinh nhật của cậu bé A Tan con trai anh A Dút. Ảnh: Tùy Phong.
Sinh nhật của cậu bé A Tan con trai anh A Dút. Ảnh: Tùy Phong.
Đặc sắc của phong tục sinh nhật một lần
Vào những ngày này, trên tất cả các thôn làng của bà con Rơ Ngao, sống tại xã Pô Cô, huyện Đắk Tô, Kon Tum đang tràn ngập trong niềm vui và hạnh phúc. Tất cả mọi gia đình, từ trong nhà đến ngoài đường đều rộn vang tiếng cười vui, tiếng sáo, tiếng nhạc xập xình… hát mừng sinh nhật cho những đứa con.
Theo tục lệ bao đời nay, ở vùng đất Pô Cô mỗi người khi sinh ra cho đến khi về với tổ tiên ở thế giới bên kia, chỉ được cha mẹ tổ chức sinh nhật một lần duy nhất. Vì vậy, những người con được cha mẹ tổ chức sinh nhật “cả đời chỉ có một” này được xem trọng và linh đình. Ngày sinh nhật được cả làng tới tham dự, ăn uống cùng gia đình, nhảy múa, ca hát và cứ như vậy cho hết ngày hôm đó.
Đặc sắc của phong tục sinh nhật người rơ ngao
Lễ sinh nhật của cậu bé A Tan con trai anh A Dút
Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi đã tìm gặp già làng A Hanh, làng Tu Peng, xã Pô Cô, già cho biết: Tổ chức ngày sinh nhật cho những đứa con trẻ  (kể cả những người già mà chưa có vợ) không nhất thiết phải đúng vào ngày họ được sinh ra đời. Khi thấy công việc không còn bận rộn nữa là họ có thể tổ chức sinh nhật cho con mình. Trong ngày tổ chức sinh nhật, có 4 ghè rượu và 1 con gà luộc chín được chuẩn bị sẵn sàng. Với mục đích mời bà mụ dùng trước, cũng là nhằm tạ ơn người đỡ đẻ (cả làng chỉ có 1 đến 2 bà mụ). Sau đó bà mụ sẽ lấy bông nhúng vào ghè rượu và đưa lên tai đứa nhỏ rồi thổi nhẹ vào tai để làm phép (cầu cho đứa trẻ mau lớn, khỏe mạnh, lớn lên có nhiều nương rẫy và giàu có).
Người Rơ Ngao quan niệm, tổ chức sinh nhật cho con là thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm của cha mẹ đối với con mình, chứ không phải tổ chức sinh nhật là để kỉ niệm ngày đứa con của mình được ra đời. Nếu sinh đứa con đầu lòng, trong vòng một tuần trở lại là tổ chức làm sinh nhật. Những đứa con sau nữa thì tùy vào điều kiện gia đình khi nào có tổ chức cũng được. Nếu không có điều kiện hay do chiến tranh thì sẽ được tổ chức lúc thuận lợi, cho dù người đó đã 50 tuổi.
Gắn kết tình thương yêu, đoàn kết
Để có tiền tổ chức sinh nhật cho con, những ông bố bà mẹ phải chuẩn bị tất cả mọi thứ. Có nhiều gia đình kinh tế khó khăn, nhưng họ muốn thể hiện tình thương của mình với con cái để cho cả làng biết tình thương đó, họ chắt chiu vài ba năm để tổ chức.
Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn được tham dự lễ sinh nhật của bé A Tan, con trai chị Y Đên và anh A Dút ở làng Tu Peng, xã Pô Cô. Anh A Dút tâm sự: “Tục lệ của người Rơ Ngao lâu nay vẫn thế, sinh con mà không làm sinh nhật cho nó thì sẽ bị dân làng dị nghị, hơn nữa vợ chồng chúng tôi cũng rất thương thằng nhỏ. Để chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho con, cả hai vợ chồng tôi đã cố gắng làm việc cả năm để kiếm tiền. Sinh nhật A Tan, vợ chồng tôi sẽ phải mời cả làng và tất cả anh em họ hàng đến dự lễ sinh nhật cho cậu con trai 1 năm 2 tháng tuổi này”.
Trước khi sinh nhật con, chị Đên đã phải mất cả tháng để làm hơn 40 ghè rượu cho dân làng đến uống. Ngoài ra, gia đình chị còn chuẩn bị một con trâu, một con dê và một con heo béo để mời cả làng ăn uống.
Đặc sắc của phong tục sinh nhật người rơ ngao 1
Đông đảo người dân trong buôn làng đến chung vui
Những người đến mừng sinh nhật, cũng tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mà góp quà mừng. Người có rượu thì góp rượu, có thức ăn thì góp thức ăn, người thì cho tiền cha mẹ có người do quá nghèo thì không cho gì: “Tao thấy vợ chồng nó thương con nhiều, tao đến góp vui cho bố mẹ nó vài chục nghìn mua quần áo ấm cho thằng nhỏ mặc mùa Đông. Ở đây, cha mẹ nào mà không tổ chức sinh nhật cho con thì dễ bị cả làng dị nghị là cha mẹ không thương con đâu” người anh họ của anh A Dút cho biết.
Và ngày hôm đó, gia đình cùng cả làng ăn mừng cho ngày sinh nhật một lần của bé A Tan. Chúng tôi cũng hòa chung không khí mừng sinh nhật của họ, cùng họ uống những ngụm rượu ghè thơm nồng. Trong ngày này, nhịp điệu cồng chiêng ngân vang cả núi đồi, bà con ngồi bên nhau tâm sự, nói cho nhau cách làm ăn, xóa bỏ những hiềm khích trước đó.
Mặt trời đã xuống núi, cũng là lúc chúng tôi chia tay với bà con nơi đây để ra về. Đằng sau những tiếng chào tạm biệt nhau, còn xen lẫncả tiếng cồng chiêng, điệu múa xoang của các cô gái và những chàng trai làng. Với phong tục sinh nhật một lần trong đời, người Rờ Ngao thể hiện tình thần đoàn kết, cùng nhau lưu giữ những phong tục của cha ông để lại.
Ông A Hiếu, Chủ tịch UBND xã Pô Cô cho biết: Sinh nhật lần trong đời là phong tục có từ xa xưa của người Rơ Ngao, nhưng đến nay bà con vẫn còn lưu giữ, bảo tồn và phát huy tốt. Ngày lễ cũng là lúc bà con ngồi lại với nhau, để tâm sự những tình cảm, chia sẻ cho nhau nghe cách làm giàu, bỏ qua cái cũ không vui. Những thứ mời bà con chủ yếu là của gia đình làm ra như: mỳ để làm rượu ghè, gà, heo, dê…đều tự nuôi

Tác giả bài viết: Tuấn Anh theo Tầm Nhìn

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây