Muốn sống sạch, nên trồng những cây này trong nhà

Thứ tư - 11/05/2016 22:40
Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết được khả năng hút khí độc của những loại cây cảnh này. Không chỉ có tác dụng làm đẹp, trang trí nhà cửa, cung cấp ô xy, nhiều loại cây cảnh còn có khả năng hút khí độc trong không khí.
Chú ý không đặt cây xanh hút khí oxi, thải khí cacbonic về đêm trong phòng ngủ.
Chú ý không đặt cây xanh hút khí oxi, thải khí cacbonic về đêm trong phòng ngủ.
PGS.TS Phùng Văn Khoa (Khoa sau đại học, Đại học Lâm Nghiệp) cho biết: “Một số loại cây có khả năng hút khí độc trong không khí như khí Carbon monoxide (chất khí không màu, không mùi, không vị, bắt cháy và độc hại có thể gây tử vong), khí Toluene (một dung môi hữu cơ dễ bay hơi, có thể phát sinh từ nhiều nguồn như sơn, khói thuốc lá, chất tẩy rửa khí thải giao thông…), khí Formaldehyde (loại khí độc trong các vật liệu như thảm, chất keo dính làm giảm chất lượng không khí và dẫn đến các vấn đề về hô hấp, thần kinh, ung thư).
Cây thường xuân
Cây thường xuân là loại cây được các nhà khoa học từ tổ chức NASA đưa vào danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất. Loại cây này rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí và làm mát không gian.
cây thường xuân
Cây thường xuân rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí và làm mát không gian.
Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde, tránh gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.
Thiết mộc lan
Đây là cây có lá mọc thành hình nơ, bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO. 
thiết mộc lan
Theo nghiên cứu, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3 µg/cm2, 2,7 µg/cm2 sau 72h tiếp xúc.
Cây ngũ gia bì
cây ngũ gia bì
Theo nghiên cứu, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
Cây lô hội
Còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
cây lô hội
Cây mẫu tử
cây mẫu tử
Cây phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân mập, lá mọc sát đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2.
Cây lan ý
cây lan ý
Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylene, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.
Cây cọ cảnh
cây cọ cảnh
Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá dạng như cái quạt xòe ra. Cây cọ cảnh hút khí benzen, khí formaldehyde.
Cây lưỡi hổ
cây lưỡi hổ
Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây lưỡi hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene trong không khí. Cây cần ít ánh sáng, nước và phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà. Thêm vào đó kiểu lá đơn, cứng của loại cây này tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sẽ ấn tượng khi dùng trong trang trí.
Cây dương xỉ
Loại cây này phù hợp với giỏ treo trong nhà. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, nhưng nhu cầu về độ ẩm khá cao. Cây mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm.
cây dương xỉ
Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
Lưu ý: Theo PGS, TS Phùng Văn Khoa, khi trồng cây trong nhà 10m2 nên trồng từ 2-3 cây, có cây cao 1 m và đường kính tán 0,5m, một cây nhỏ hơn đặt gần nơi làm việc. Thực tế đã chứng minh rằng, cây được đặt gần bàn làm việc sẽ góp phần tăng hiệu suất làm việc, giúp thư giãn, góp phần phát huy tính sáng tạo.
Chú ý không đặt cây xanh hút khí oxi, thải khí cacbonic về đêm trong phòng ngủ.

Tác giả bài viết: Thúy Nga (Tổng hợp)

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây