Đặc sắc lễ cầu mưa của dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum

Thứ tư - 26/11/2014 20:45
Lễ cầu mưa được người Gia Rai tổ chức vào khoảng thời gian tháng 4, tháng 5, khi có hạn hán để cầu mong thần linh đem mưa về cho buôn làng trồng cấy.
Đặc sắc lễ cầu mưa của dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum
Đặc sắc lễ cầu mưa của dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum
Tiếp tục chuỗi hoạt động trong những ngày “Đại đoàn kết ASEAN – Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ ngày 20-24/11 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), chiều 22/11, đồng bào dân tộc Gia Lai, tỉnh Kon Tum đã tái hiện lễ cầu mưa đặc sắc của dân tộc mình. Lễ hội thường được tổ chức vào khoảng tháng 4, tháng 5, khi có hạn hán để cầu mong thần linh (Yang) đem mưa về cho buôn làng trồng cấy.
Trước khi làm lễ cầu mưa, bà con trong làng tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong làng. Đàn ông thì lên rừng khai thác nguyên vật liệu để làm cây nêu. Người thì đi phát dọn ngoài bờ suối -  nơi tiếng hành làm lễ cầu khấn các thần. Còn phụ nữ đi hái các loại rau rừng để chế biến các món ăn truyền thống dùng trong tiệc rượu lễ hội
Lễ vật dùng trong lễ cầu mưa bao gồm con heo, con gà (một con gà lớn, một con gà nhỏ), ghè rượu
Những người đàn ông mang heo đi lấy tiết để làm lễ vật dâng cúng thần linh
 
Già làng làm lễ ở nhà Rông, lấy gan và tiết của con heo, gan gà đặt trên tai ghè rượu rồi cầu khấn các thần linh
Khấn xong, già làng rót rượu vào bầu nước đã đập bể một nửa, dân làng quây quần bên ghè rượu thiêng. Thanh niên là những người đầu tiên mở bình, nhấc cần khai tiệc rượu. Họ uống rượu trong niềm hân hoan say đắm. 
Sau khi làm lễ tại nhà Rông xong, dân làng mang cây nêu, con gà con xuống bờ suối và tiến hành dựng câu nêu. Dân làng tập trung xung quanh cây nêu, già làng lấy con gà con và một người thanh niên khỏe mạnh buộc vào cây nêu và đặt bầu rượu thiêng cạnh cây nêu. Lúc này, già làng cùng dân làng tiếp tục cầu khấn các thần linh phù hộ cho dân làng được hạt mưa to để dân làng tiến hành trồng trọt, có nước uống, cơm ăn, người người khỏe mạnh
Cầu khấn xong, toàn thể dân làng tập trung xung nước, dùng tay tát nước cho con gà con (vật hiến sinh) cho đến chết, riêng người được buộc vào cây nêu chỉ chạy vòng quanh cây nêu làm cho dây đứt rồi chạy đi. Sau đó, toàn thể dân làng quay về nhà Rông tiếp tục làm lễ khấn tạ ơn các thần linh
Dân làng tát nước lên con vật hiến sinh
Lễ cầu an kết thúc bằng màn chiêng trống, múa hát rộn ràng của đông đảo bà con. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi vì thần linh phù hộ, đem mưa tới cho mùa màng tươi tốt
 
 

Các cô gái Gia Rai cùng nhau nhảy múa
Tất cả mọi người đến với lễ, với tiệc rượu bằng tấm lòng thành kính

Tác giả bài viết: Hà Phương VOV

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây