Một ngày ở làng Xơ Đăng

Thứ sáu - 07/11/2014 18:09
Đồng bào Xơ Ðăng cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum; hai huyện: Trà My, Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) và H.Tây Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Đặc biệt ở Kon Tum và Quảng Nam, đồng bào Xơ Đăng "hội tụ" đông đảo ở khu vực xung quanh đỉnh Ngọc Linh (cao từ 1.200 - 2.000m so với mực nước biển), lập thành từng làng, có nhà sinh hoạt cộng đồng (hay nhà Rông) rất đẹp, cao ráo, rộng rãi để làm nơi hội họp, sinh hoạt.
Bản làng của người Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh
Bản làng của người Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh
Do sống ở "vùng sâu vùng xa" nên rất ít người đi - đến - và tận mắt chứng kiến khung cảnh yên bình, thơ mộng và quyến rũ của làng đồng bào Xơ Đăng cũng như tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của họ.

Tại H.Tu Mờ Rộng (tỉnh Kon Tum) là nơi đồng bào Xơ Đăng cư ngụ đông nhất với nhiều làng mạc tiếp nối dưới chân núi. Nhà ở trong làng được bố trí theo tập quán từng vùng, có nơi quây quần quanh nhà rông ở giữa; có nơi dựng lớp lớp ngang triền đất và không có nhà rông.

Cũng như đồng bào các dân tộc vùng cao khác, người Xơ Đăng làm lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang và tỉa bắp trên những quả đồi thoai thoải dốc. Vào vụ mùa, từ người già đến trẻ em bất kể trai gái đều đổ ra ruộng cuốc, xới, rồi cấy lúa, chỉ còn những người quá già, hay trẻ em còn bú sữa mẹ mới ở nhà.

 Ruộng lúa và làng mạc ở Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum)
Ruộng lúa và làng mạc ở Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum)

 

Ngoài làm ruộng, bà con ở đây cũng lên nương tỉa bắp, trồng sắn. Lúc rảnh rỗi thì săn bắn, vào rừng tìm củ sâm dây - hay còn gọi là đảng sâm để bán.

 Đồng bào Xơ Đăng lên nương tỉa bắp
Đồng bào Xơ Đăng lên nương tỉa bắp

 

Xã Măng Ri là nơi có nhiều ruộng lúa nước vào loại bậc nhất ở huyện Tu Mơ Rông. Từ trên cao nhìn xuống, những thửa ruộng bậc thang trải dài, hun hút.

 

 Ra đồng
Ra đồng

Những cánh ruộng bậc thang ở đây tuyệt đẹp, nằm vắt vẻo trên những quả đồi, xung quanh được bao bọc bởi dãy núi Ngọc Linh quanh năm mây trắng phủ. Theo người dân ở thôn Đắk Dơn, xã Măng Ri, nguồn nước tưới cho những thửa ruộng bậc thang ở đây chủ yếu được dẫn từ đỉnh núi Ngọc Linh về.

Từ trung tâm xã Măng Ri đến khu vực trồng và bảo tồn giống sâm Ngọc Linh quý hiếm chưa đầy 7km.

 Những đưá trẻ cũng ra ruộng giúp bố mẹ
Những đứa trẻ cũng ra ruộng giúp bố mẹ

 

 

 

Tác giả bài viết: Phượt thủ Hữu Trà

Nguồn phát: Báo Thanh Niên

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây