Kon Tum: Tháo gỡ khó khăn trong truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng

Thứ hai - 21/12/2015 11:24
Cách đây 10 năm “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể đại diện cho nhân loại” (nay là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”).
Những nhịp cồng chiêng cùng điệu múa dưới những ngôi nhà rông truyền thống của người dân Kon Tum. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)
Những nhịp cồng chiêng cùng điệu múa dưới những ngôi nhà rông truyền thống của người dân Kon Tum. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)
Cách đây 10 năm “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể đại diện cho nhân loại” (nay là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”).
Từ khi được vinh danh đến nay, các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, tại tỉnh Kon Tum, việc truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho các thế hệ sau đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Để tiếp tục phát huy và bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, tỉnh Kon Tum đã đầu tư kinh phí để chính quyền các cấp cùng với ngành văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với các nghệ nhân mở các lớp truyền dạy nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng cho người dân tại các buôn, làng đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, theo các nghệ nhân, việc truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng đang gặp nhiều khó khăn. Đối với những làng ở gần các trung tâm huyện, thị xã, thành phố, một bộ phận thanh, thiếu niên có biểu hiện xa rời nét văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, sự khan hiếm của các nhạc cụ dân tộc, sự “chảy máu” của các bộ cồng chiêng cũng khiến cho việc truyền dạy gặp nhiều khó khăn.
Nghệ nhân A Thak, làng Pa Cheng, xã Đắk Long, huyện Đắk Hà (Kon Tum) trăn trở việc truyền dạy gặp khó khăn do không có cồng chiêng. Nếu không có sự đầu tư để truyền dạy nghệ thuật đánh cồng chiêng cho lớp trẻ, nghệ thuật này sẽ bị mai một phần nào.
cồng chiêng kon tum
Hiện nay ở nhiều thôn, làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum không có cồng chiêng, mỗi khi truyền dạy, các nghệ nhân phải đi mượn của làng khác. Mặt khác, sau khi đã được truyền dạy nhưng lại không có cồng chiêng để duy trì hoạt động, mọi người rất dễ quên cách đánh.
Theo nghệ nhân Y Blưn, làng Kon Tum Kơ Pơng, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, việc “chảy máu cồng chiêng” đang khiến việc truyền dạy, lưu giữ và phát triển nét văn hóa truyền thống gặp nhiều khó khăn. Không có cồng chiêng khiến nhiều thanh, thiếu niên dần quên những kỹ năng, nghệ thuật đánh cồng chiêng.
Trước những khó khăn này, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đã tăng cường tuyên truyền, cấp kinh phí mở các lớp truyền dạy các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Hàng năm, tỉnh tổ chức các cuộc thi hát sử thi, biểu diễn cồng chiêng, biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc; đưa nghệ thuật cồng chiêng vào giảng dạy trong các trường học.
cồng chiêng kon tum
Ông Phan Thanh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, cho biết trong những năm qua, công tác truyền dạy, bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống đã được đẩy mạnh, được các cấp, các ngành ở Kon Tum đặc biệt quan tâm. Hiện trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ được hơn 1.900 bộ cồng chiêng các loại. Nhưng việc truyền dạy bộ môn này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là ở các làng vùng sâu, vùng xa. Các hoạt động về văn hóa cồng chiêng, các môn nghệ thuật chưa được tổ chức thường xuyên.
Để bảo tồn giá trị phi vật thể của nghệ thuật cồng chiêng, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tổ chức được 26 lớp truyền dạy các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian cho gần 600 người. Hiện toàn tỉnh có trên 300 đội nghệ nhân cồng chiêng và gần 2.000 bộ cồng chiêng, phục vụ đời sống tâm linh và biểu diễn tại các lễ hội ở Tây Nguyên./.

Tác giả bài viết: QUANG THÁI (TTXVN/VIETNAM+)

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây