Giữ mãi âm thanh của đại ngàn

Chủ nhật - 17/05/2015 12:08
Ngôi nhà xinh xắn của Già A Ner nằm cạnh lối mòn vào làng Tu Mơ Rông. Căn bếp nhỏ cũng là nơi sáng tạo. Ở đó luôn sẵn sàng mây, chuốt, lồ ô, dây và búa ...để thử thanh cho những nhạc cụ dân tộc Già đang làm dở. Những thứ tưởng như đơn giản lấy từ núi rừng về là cả công trình để cho ra sản phẩm với niềm đam mê một đời của Già A Ner. Điều ấy cả 50 hộ dân người Xơ Đăng ở làng Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đều biết. Bây giờ đôi tay tài hoa của Già A Ner càng bận rộn vì đã sắp đến ngày hội vào mùa. Lũ đàn, sáo đang thiết kế dở dang trong bếp sẽ ra đời để kịp ngân lên giữa đại ngàn âm điệu của người Xơ Đăng hăng say vào mùa mới.
Già A Ner với các nhạc cụ dân tộc
Già A Ner với các nhạc cụ dân tộc
rong danh sách tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ VHTT& DL xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú có tên Gìa A Ner. Nhưng, không chỉ có thế, bây giờ về với làng Tu Mơ Rông, gọi Già là cán bộ, là nghệ nhân hay là linh hồn của bà con đều đúng. Bởi,  ở Tu Mơ Rông, Gìa A Ner là người có thâm niên làm Già làng lâu nhất. Giữ vai trò già làng từ năm 1986 liên tục cho đến nay, xung quanh Già làng đã  88 tuổi này, bao giờ cũng đầy ắp những câu chuyện về cuộc sống của người Xơ Đăng. Và người xơ Đăng ở làng gọi Già với cái tên rất thân thiết  “Cái nóc của làng”.
 
Danh hiệu ấy làng suy tôn từ khi Già huy động cả làng đi mót cỏ tranh về lợp mái Nhà rông. Chuyện là, ở xã Tu Mơ Rông,  làng nào cũng có Nhà Rông.  Làng Tu Mơ Rông của Già A Ner cũng vậy. Nhưng, những năm gần đây cỏ tranh ngày càng hiếm. Ở một số nơi, để có nhà rông văn hóa, người ta chấp nhận lớp mái nó bằng tôn tấm. Nhìn họ làm thế, dân làng không thích, Già càng không thích. Bởi Già biết, từng lớp cỏ tranh, từng đường dây mây quyện trong tấm lợp Nhà rông đều phải tự tay người dân tìm về từ chính đất rừng này, từ con suối này. Có thế nó mới quyện được hồn núi, hồn sông và hồn người trong đó. Đó là ý nguyện bao đời của người Xơ Đăng. Vừa muốn kịp có Nhà Rông văn hóa để snh hoạt, vừa giữ nguyên vẹn dáng nét như xưa,  Già A Ner quyết tâm tìm lối vượt khó khăn cho làng mình. Già họp làng để dẫn dắt và bàn bạc. Mọi người đồng lòng nghe theo Già quyết tâm đi nhặt cỏ tranh về lợp Nhà rông.  Cuối tháng 9, mưa vừa dứt, từ sáng sớm, tất cả các nóc nhà đều trở dậy chuẩn bị cơm và nước uống gùi theo. Chia ra từng tốp 2-3 người, họ đi dọc các đường mòn tìm thu từng bụi cỏ tranh mọc rải rác. Gần nửa tháng, những người làng Tu Mơ Rông mê mải tìm và cóp nhặt tranh về đủ lợp Nhà Rông. Mừng vui với thành quả đúng ý nguyện lòng mình, cả làng suy tôn gọi Già là “Cái nóc của làng”.
kon tum
 
Có mái Nhà rông đúng điệu rồi, nhưng làm sao cho sinh hoạt phải đúng với Nhà Rông văn hóa. Nghĩ thế, nên từ sau mùa thu ấy, Già luôn vận động duy trì đầy đủ các hoạt động của Nhà rông. Nhà rông làng Tu Mơ Rông luôn đầy ắp thông tin mới. Các chủ trương, chính sách; các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo được mang ra thảo luận và triển khai trôi chảy, bởi mọi người đều hiểu, đều đồng lòng. Bên cạnh đó, truyền thống văn hóa của người Xơ Đăng đều được cả làng xác định rõ và giữ gìn, phát huy.  Cho nên, cứ mỗi mùa thi hát dân ca, chỉ từ những nhạc cụ do chính Già làm ra,nhưng các tiết mục của làng Tu Mơ Rông luôn đặc sắc. Từ khi dân làng bớt nghèo, nhiều hộ phấn đấu lên loại khá, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ càng được đầu tư hơn. Đội cồng chiêng, đội xoang của làng ngày càng hoạt động đều tay. Trong các hội thi, các đợt liên hoan từ năm  2010 đến 2015, bao giờ đội của làng cũng được huyện Tu Mơ Rông chọn đi biểu diễn.
 
Dịp nghỉ lễ 30-4 năm nay, chúng tôi về Tu Mơ Rông đúng lúc bà con  đang say sưa luyện tập những khúc dân ca Xơ Đăng chuẩn bị cho phần hội của làng ở lễ vào mùa, lễ cúng máng nước.  Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi Già A Ner mang ra đủ loại nhạc cụ tự tạo:  Đàn Tơrưng, đàn Goong, Sáo...Và, ngạc nhiên hơn khi ống thổi cũng theo Già làm ra nốt nhạc.
 
Già nói: Mình đã 88 tuổi, như cái rừng đã đi qua mùa lá xanh. Cao tuổi rồi, mình càng không được nghỉ. Bọn trẻ chỉ mới biểu diễn giỏi thôi, phải mau dạy cho chúng biết làm ra nhạc cụ nữa chứ không thì một ngày kia những người già biết chế tác không còn, lũ thanh niên lớn lên không biết làm theo là sẽ bị mai một hết. Trong Nhà rông, trên có mái nhà sừng sững chống lại sấm sét, gió độc rồi chưa đủ đâu. Muốn yên ổn hơn thì phải giữ cho hồn Nhà Rông sống khỏe. Mà hồn Nhà Rông muốn khỏe phải có tiếng ngân của Chiêng, hòa với âm thanh của nhạc cụ dân tộc mình trong vòng xoang đoàn kết. Những cái này chính là hồn của Nhà rông, phải dạy cho lớp trẻ kế thừa.
 
Anh Lê Văn Hồng - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tu Mơ Rông cho biết: Già A Ner say mê chế tác nhạc cụ không chỉ cho đội văn nghệ làng mình, xã mình mà còn tặng cho đội văn nghệ của huyện tham gia nhiều cuộc thi. Già liên tục sản xuất và truyền dạy cho thanh niên biểu diễn. Không chỉ thế, mọi việc trong làng từ nhỏ đến lớn, Già luôn là người đứng ra lo liệu vô tư, bền bỉ. Những người như Già đang là vốn quý của huyện Tu Mơ Rông. Huyện cũng đã có kế hoạch để biểu dương những tấm gương và nhân rộng những cách làm hay như thế này.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: LÂM TIỂU HÀ Theo Báo Kon Tum

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 149 trong 30 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 30 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây